Gỗ MDF là một loại gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trong sản xuất nội thất gia đình. Nó được dùng khá phổ biến những năm gần đây vì giá thành rẻ và dễ sản xuất. Tuy nhiên đây có phải là một loại gỗ tốt hay không? Bạn đã biết gì về nó chưa? Có nên chọn nội thất được làm từ gỗ MDF hay không?
Cùng tìm hiểu ngay về những vấn đề trên thông qua bài viết này nhé. Chúng tôi sẽ làm rõ ưu nhược điểm của gỗ MDF cho mọi người hiểu rõ hơn về nó!
1. GỖ MDF LÀ GÌ?
Gỗ MDF là loại gỗ công nghiệp với cốt lõi là sợi gỗ hoặc bột gỗ. Chúng được tạo thành tấm ván gỗ nhờ keo và các chất hóa học khác được ép dưới áp suất nhiệt quy định. Về bản chất, gỗ MDF là dạng gỗ thô công nghiệp.
“MDF là viết tắt của chữ Medium Density Fibreboard nghĩa là Ván sợi (sợi gỗ) ở mật độ trung bình. Mật độ trung bình ở đây chỉ khối lượng của sợi gỗ nguyên chất tính trên 1m³ gỗ. Mật độ của MDF điển hình là từ 600 – 800kg/1m³ gỗ. Trọng lượng này thể hiện độ cứng, độ chịu lực của tấm gỗ. Trọng lượng càng cao thì tấm gỗ càng nặng, mức độ chịu lực càng tốt hơn.” – Nguồn: Tài liệu nước ngoài.
Thông số kỹ thuật và % cấu tạo của loại gỗ này:
Cách người ta tạo nên gỗ MDF:
Dưới đây là quy trình sản xuất gỗ MDF theo tiêu chuẩn chung của quốc tế:
– Bước 1: Người ta có thể sử dụng các loại gỗ tự nhiên không đạt chuẩn sản xuất sản phẩm gỗ thịt. Hoặc sử dụng gỗ thừa sau khi gia công để làm nên gỗ MDF. Những loại gỗ này sẽ được đưa vào máy băm thành các dăm gỗ. Sau đó chúng được đưa qua máy sàng lọc để loại bỏ những dăm gỗ không đạt tiêu chuẩn. Dăm gỗ quá bé (< 5mm) hoặc quá lớn ( > 40mm) sẽ bị loại ra để làm nhiên liệu.
– Bước 2: Rửa dăm gỗ để loại bỏ tạp chất. Sau đó làm mềm chất lignin có trong gỗ bằng cách đun sôi dăm gỗ. Thời gian đun sôi chuẩn là 30p12s. Sau đó đưa dăm gỗ vào máy để nghiền thành sợi gỗ.
– Bước 3: Lúc này nhựa sáp parafin được cho vào để bao phủ đều bề mặt của các sợi gỗ. Tiếp theo keo ure – formaldehyde sẽ được cho vào để tạo kết dính. Sáp có vai trò cải thiện khả năng chống ẩm cho gỗ còn keo có tác dụng giảm vón cục.
– Bước 4: Sấy khô các nguyên liệu đã được trộn ở bước 3 để tạo thành sợi gỗ hoàn chỉnh.
– Bước 5: Dàn đều các sợi gỗ thành một tấm ván gỗ lớn. Sau đó chúng được nén và ép liên tục ở nhiệt độ cao với khoảng thời gian nhất định. Quá trình này giúp các sợi gỗ, keo và nhựa liên kết lại với nhau để hình thành một tấm gỗ.
– Bước 6: Làm mát tấm gỗ ở bước 5 và cắt chúng theo quy chuẩn.
– Bước 7: Hoàn thiện tấm gỗ như cắt tỉa các cạnh, chà nhám và lưu trữ.
2. ƯU NHƯỢC ĐIỂM BẠN CẦN BIẾT VỀ GỖ MDF
Tìm hiểu về ưu nhược điểm của gỗ MDF sẽ giúp bạn có đầy đủ kiến thức khi quyết định chọn nó. Bởi các sản phẩm nội thất thường có giá trị không thấp, sẽ rất tốn kém nếu bạn mua phải nội thất kém chất lượng, cần sửa chữa và thay thế nhiều lần.
– Ưu điểm
+ Dễ dàng tạo hình dạng, kích thước bởi nó là gỗ nhân tạo nên chúng ta có thể chủ động được vấn đề này. Nên chúng dễ dàng ứng dụng trong sản xuất.
+ Độ bám sơn tương đối tốt, bám keo và vecni cũng tương tự.
+ Dễ dàng tạo các đường uốn cong theo thiết kế công trình vì gỗ MDF mềm, dễ cắt cắt tỉa.
+ Độ thẩm mỹ cao vì dán được nhiều loại mặt phủ khác nhau. Là gỗ thô nên cũng dễ dàng tạo họa tiết từ sơn, miếng dán,…
+ Giá thành thấp
– Nhược điểm
+ Rất dễ ngấm nước, bị phồng, lở, vỡ và nứt ra. Do vậy độ bền sẽ không cao khi dùng ở những nơi có độ ẩm thấp.
+ Độ ẩm cao và kéo dài cũng sẽ làm gỗ bị cong vênh và giãn nở.
+ Có thể phát thải khí formaldehyde ra môi trường sống. Formaldehyde là chất độc có trong keo dán công nghiệp chuyên dùng để sản xuất MDF. Nó thường tồn tại ở thể lỏng (dung dịch) và sẽ chuyển hóa thành khí khi ở nhiệt độ thích hợp (khi độ ẩm hoặc nhiệt độ tăng cao). Đây là một nhược điểm lớn của gỗ MDF bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người dùng. Đặc biệt là gia đình có người già, trẻ con và phụ nữ mang thai.
Nên chú ý chọn những loại gỗ đạt đủ tiêu chuẩn quốc tế về nồng độ formaldehyde có thể phát thải ra môi trường. Những tiêu chuẩn đánh giá độ an toàn của gỗ hiện nay là ENF, E0, E1 mới đảm bảo sức khỏe của con người. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về những tiêu chuẩn an toàn này tại đây!
+ Có thể gây dị ứng, kích ứng khi bụi gỗ dính vào mắt và phổi trong quá trình cắt, chà nhám.
+ Bắt ốc vít không chắc chắn bằng những loại gỗ khác.
Đồng thời, khi biết về ưu, nhược điểm của gỗ MDF bạn sẽ biết nhiều hơn cách chọn nó cho những loại nội thất phù hợp. Ví dụ: không nên chọn tủ bếp/ tủ nhà vệ sinh bằng gỗ này vì nơi đây thường có độ ẩm cao,…
3. PHÂN LOẠI GỖ MDF TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
Trên thị trường hiện nay có 3 loại gỗ MDF được phân loại theo chất liệu và chức năng, bao gồm:
– MDF thường: Thường có màu vàng rơm
– MDF chống cháy: Thường có màu đỏ nhạt
– MDF chống ẩm: Thường có màu xanh lá cây. Chúng còn được gọi bằng những cái tên khác như gỗ công nghiệp lõi xanh, gỗ cốt xanh, MDF lõi xanh chống ẩm.
3 loại gỗ này sẽ có giá thành khác nhau. Vì các thông số kỹ thuật, độ chịu lực, chịu nhiệt và độ ẩm cũng khác nhau. Ngoài ra, nguyên vật liệu, độ nén và nhiệt độ nén cũng theo những quy định riêng biệt.
4. ỨNG DỤNG GỖ MDF VÀO TRONG CÁC SẢN PHẨM NỘI THẤT
Với giá thành rẻ, đây là loại gỗ được sử dụng rất nhiều cho các loại nội thất tầm trung. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những:
– Giường làm từ MDF: Giường làm từ gỗ này thường có giá thành rẻ, dễ tiếp cận. Tuy nhiên giường ngủ thường phải chịu lực từ 2 – 3 người (khoảng hơn 100 cân). Thì đây sẽ không phải là một sự lựa chọn tối ưu. Bởi MDF mềm và bắt vít kém nên nếu phải chịu lực nặng trong thời gian dài sẽ khiến chúng nhanh xuống cấp. Thậm chí là lỏng vít, gãy, rơi phụ kiện. Do đó, bạn cần mua giường từ gỗ này ở những đơn vị uy tín, đảm bảo chất lượng.
– Tủ quần áo: Tuy chịu ít lực hơn giường ngủ nhưng tần suất kéo/ mở lại rất thường xuyên. Nên chọn MDF chống ẩm để mang lại độ bền và thẩm mỹ tốt hơn. Khả năng chống ẩm cũng sẽ giúp quần áo luôn thơm tho, không hôi, mốc.
– Kệ Tivi: Chọn kệ tivi bằng gỗ MDF có thể đánh giá là sự lựa chọn hợp lý. Bởi kệ tivi ít phải chịu lực nặng, không nằm ở vị trí có độ ẩm và nóng cao. Ngày nay chúng còn được sử dụng nhiều cho mục đích đựng đồ trang trí nên càng ít chịu lực.
– Bộ bàn ăn: Bàn ăn sử dụng gỗ MDF thường không phổ biến. Chúng thường được dùng ở các nhà hàng tầm trung hoặc quán ăn nhiều hơn vì giá thấp. Còn nhà ở họ thường ưu tiên chọn gỗ tự nhiên. Vì đây là không gian được sử dụng nhiều khi có khách, nên người ta sẽ chăm chút và đầu tư hơn.
Các ứng dụng khác
Sàn gỗ: Tuy không được ứng dụng nhiều nhưng những loại sàn gỗ giá rẻ vẫn sử dụng gỗ này. Sàn gỗ MDF sẽ chịu lực kém, dễ xước, cong vênh và biến dạng khi thay đổi nhiệt độ. Đặc biệt con người thường tiếp xúc thường xuyên với sàn nhà nên sàn gỗ MDF sẽ không an toàn cho sức khỏe. Sàn gỗ MDF sẽ có chi phí đầu tư ban đầu thấp. Tuy nhiên về lâu dài phí sửa chữa, bảo dưỡng và thay mới sẽ khiến bạn phải đau đầu vì tốn kém. Do vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi chọn sàn gỗ này.
Arte Mundi khuyên bạn, đối với sàn nhà nên lựa chọn sàn gỗ tự nhiên cốt plywood. Đây sẽ là loại gỗ cho bạn những trải nghiệm bền lâu, chắc chắn và an toàn nhất.
Bạn chưa biết gỗ plywood là gì? Tìm hiểu ngay tại đây!
Ngoài ra gỗ MDF cũng được dùng để sản xuất tủ giày, vách ngăn, tranh treo tường, tủ đựng tài liệu văn phòng,… Bởi giá thành rẻ hơn nhiều lần so với gỗ tự nhiên. Chúng cũng dễ tạo hình và thi công nhanh chóng.
5. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Nhìn chung, gỗ MDF là loại gỗ có thể dễ dàng tiếp cận vì sự phổ biến và giá thành thành của nó. Nó cũng sở hữu những ưu, nhược điểm riêng trong sử dụng và sản xuất. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng chúng sẽ phát huy tốt vai trò của mình. Tuy nhiên để so với gỗ tự nhiên thì đây là sự so sánh không hoàn hảo. Do gỗ tự nhiên sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn và sự khan hiếm cũng rõ hơn. Tất nhiên giá thành cũng cao hơn nhiều lần so với gỗ công nghiệp.
Nếu nhu cầu của bạn chỉ ở mức bình thường thì gỗ MDF hoàn toàn có thể đáp ứng. Nên cân nhắc chọn gỗ MDF chất lượng cao để có trải nghiệm tốt hơn!
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết để chọn được nội thất ưng ý.
___________
ARTE MUNDI – SÀN GỖ CAO CẤP
☎️ Hotline: 0828 088 088
? Website: artemundi.vn
? Email: pondo@pondo.vn
? Địa chỉ: Tầng 4 tòa Eurowindow, 27 Trần Duy Hưng, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội